SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN VỚI TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN SẢN XUẤT MẮM TÉP TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên sáng kiến:

Giáo dục hướng nghiệp là môn học rất quan trọng vì hướng nghiệp giúp học sinh tìm được mục đích học tập và định hướng tương lai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng để tăng hiệu quả học tập cần bồi dưỡng động lực học tập cho học sinh. Theo nghiên cứu của Sở GD Thành phố Hồ Chí Minh công bố tháng 01/2019 đã khảo sát 150 cơ sở giáo dục kết quả có 53,8% học sinh chưa có động lực học tập. Rất nhiều giải pháp tạo động lực học tập đã được đưa ra ví dụ như tổ chức các lớp học giáo dục về kĩ năng sống, các khóa học giáo dục thái độ sống. Một trong số các biện pháp tạo động lực học tập cho học sinh chính là giáo dục thông qua trải nghiệm thực tế. Với mục đích định hướng nghề nghiệp và tạo động lực học tập cho học sinh, chúng tôi tổ chức dạy học theo dự án. Dự án gồm ba giai đoạn: Trải nghiệm thực tế tại địa phương nhằm tạo nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp cho học sinh; Cung cấp định hướng và tài liệu công cụ để đưa ra phương án trả lời câu hỏi định hướng nghề nghiệp; Tổ chức trải nghiệm để học sinh tự kiểm nghiệm lại thông tin qua các hình thức như tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, tham gia diễn đàn, hỏi chuyên gia. Các hoạt động học được giáo viên thiết kế, tổ chức và dẫn dắt sao cho học sinh chủ động tham gia thiết kế, tự mình thực hiện, tiến hành thảo luận và viết thu hoạch. Nội dung học tập không tập trung nghiên cứu kiến thức hàn lâm mà chủ yếu là kiến thức thực tế phục vụ mục đích hướng nghiệp của học sinh. Sau khi kiểm nghiệm kết quả trong một năm học với đối tượng học sinh khối 11, chúng tôi báo cáo sáng kiến với tên gọi: “Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép ở địa phương”

2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Giải pháp cũ thường làm:

Công tác hướng nghiệp trong chương trình giáo dục trung học tại Việt Nam được thực hiện qua 2 hướng chính:

1/ Giáo dục hướng nghiệp – hoạt động giáo dục hướng nghiệp (9 tiết/năm) và một số hoạt động ngoài giờ lên lớp;

2/ Thông tin và kĩ năng về nghề – hoạt động giáo dục nghề phổ thông (105 tiết/năm, tự chọn bắt buộc) và một phần qua môn Công nghệ cho học sinh trung học phổ thông.

Hiện tại, công tác hướng nghiệp cho học sinh còn được thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp theo cảm tính cá nhân, gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè; sự lựa chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế phát triển của địa phương và đất nước. Việc dạy học còn nặng về cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng. Ví dụ như với mỗi môn học giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động học sao cho học sinh ghi nhớ được nhiều nội dung kiến thức, biết phân tích và tổng hợp các kiến thức môn học. Có đôi khi học sinh đặt câu hỏi: Kiến thức này giúp gì cho em khi học tiếp hoặc giúp gì cho em trong cuộc sống tương lai? Để trả lời câu hỏi đó có nhiều đáp án, tùy từng môn học cụ thể đáp án sẽ khác nhau. Tuy vậy, câu trả lời chung nhất là môn học sẽ giúp em năng lực để đương đầu với cuộc sống. Ví dụ như Môn Hóa học, em sẽ học được nhiều kĩ năng và năng lực trong đó có năng lực quan sát. Năng lực quan sát giúp em đưa ra quyết định hợp lí khi làm việc, quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *