Khám phá bản thân là gì? Bản thân mình có những khả năng, tiềm năng ra sao? Làm thế nào để phát huy được nó? Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều người muốn biết về bí mật bên trong bản thân mình. Liệu nó chỉ đơn giản là niềm tin mà chúng ta xác định rằng chúng ta có những cái khác biệt so với người khác. Khả năng thì không đổi nhưng việc chúng ta sử dụng bao nhiêu năng lực của mình nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn định dạng bản thân. Bài viết dưới đây sẽ hé lộ cho bạn tất cả những bí mật trong việc khám phá bản thân của mình.
1. Khám phá bản thân là như thế nào? Làm sao để biết được bên trong bản thân mình có gì?
Khám phá bản thân mình đơn giản là việc bạn xác định được bạn là ai? Bạn có những khả năng gì? Và điều gì sẽ làm nên con người bạn? Khi trả lời được 3 câu hỏi này thì bạn đã thật sự hiểu về bản thân mình.
Thực chất nó là một quá trình nhận thức những điểm khác biệt của mình đối với người khác như ưu điểm, nhược điểm, những điều thật sự mà bạn mong muốn và quan trọng là bạn biết được sự thật về tính cách của mình, biết được tiềm năng bên trong con người bạn. Vì không thể có một ai trên đời này giống bạn hoàn toàn, bạn là bản sao duy nhất của chính mình.
Chúng ta khó có thể khám phá các sự thật về bản thân nếu chỉ đơn thuần ngồi tự suy nghĩ mà cần phải có những phương pháp, công cụ hỗ trợ để biết được bản thân mình muốn gì, cần gì? Trên thực tế có rất nhiều các phương pháp cụ thể giúp ta khám phá ra nó.
+ Hỏi trực tiếp người khác về bản thân bạn: phương pháp này thường được rất nhiều người sử dụng nhưng nó không được khách quan cho lắm vì mỗi người lại có cái nhìn khác nhau về bạn. Người thích bạn thì có xu hướng nói tốt và ngược lại người ghét thì nói xấu. Càng làm bạn hoang mang về bản thân mình hơn.
+ Tìm đến bác sĩ tâm lý: đây cũng là một phương phát để khám phá ra bản thân bạn. Những người có chuyên môn họ sẽ nắm bắt được tâm lý cũng như nhìn sâu được trong con người bạn là ai? Bạn đang mong muốn điều gì.
+ Sinh trắc vân tay: Nếu cả hai cách kia đều phụ thuộc vào khách quan qua cái nhìn của người khác thì phương pháp sinh trắc vân tay lại là một phương pháp dựa trên khoa học, phân tích dựa trên chính những gì bạn cảm nhận. Đây là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển để tìm ra những khả năng còn ẩn giấu bên trong con người.
2. Những bước để biết bản thân mình có khả năng gì?
Hàng năm có hàng ngàn sinh viên nhập học ngành học mình không mong muốn, hoặc không biết sau này mình sẽ ra làm nghề gì. Cùng số lượng đó, 70% tân cử nhân ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất nghiệp một thời gian dài vì không tìm được công việc phù hợp cho mình. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là các bạn sinh viên thường không hiểu bản thân mình có ưu điểm gì và mình muốn gì ở cuộc đời này. Khi được hỏi, rất nhiều người không xác định được dự định của bản thân trong vòng 2-5 năm tới, hoặc có ước mơ chung chung như “muốn có việc làm lương cao, ổn định, gia đình hạnh phúc”. Nhưng làm thế nào để đạt được ước mơ đó thì rất ít người trả lời được. Vì vậy việc thấu hiểu bản thân đóng vai trò vô cùng quan trọng.
2.1. Nhìn thấu bên trong
Đây là bước đầu tiên cũng như bước khởi đầu để biết được bạn có những khả năng gì? Biết được những điều bên trong của con người bạn thông qua các yếu tố sau:
+ Bạn thích và không thích gì?
Bạn thích làm gì nhất, thích màu sắc như thế nào, thích chơi với những người có tính cách ra sao… Và ngược lại điều gì khiến bạn ghét nhất, bạn khó chịu, không thoải mái khi làm việc gì? Chỉ qua vài câu hỏi đơn giản này thôi bạn đã có thể hiểu phần nào về con người của mình mà đôi khi bạn đã bỏ qua nó.
Ví dụ như bạn thích đi du lịch khắp nơi, đến những chỗ đông người, thích màu xanh da trời. Không thích sự im lặng, cô đơn,… Qua những điều này chứng tỏ bạn là một người rất năng động, luôn muốn yêu thương và được yêu thương, hòa đồng, đôi khi có một chút cá tính. Chúng ta luôn thể hiện con người của mình qua những hành động cử chỉ hàng ngày.
+ Bạn có điểm mạnh và điểm yếu gì?
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Việc xác định rõ ràng hai điều này sẽ giúp bạn biết được mình có khả năng gì để phát huy nó và khắc phục những điểm yếu, luôn làm chủ được bản thân mình.
Ví dụ bạn có ưu điểm quan sát rất nhanh, tiếp thu nhạy bén nhưng lại không tập trung vào một việc gì quá lâu. Vậy để phát huy thế mạnh thì bạn nên lập cho mình một kế hoạch với thời hạn nhất định để hoàn thành mục tiêu đề ra. Điều này sẽ phát huy được ưu điểm của bạn và hạn chế sự mất tập trung.
+ Điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất?
Bạn thoải mái nhất khi nào? Hay cảm thấy vui nhất khi được làm việc gì? Sau khi trả lời 2 câu hỏi này bạn sẽ biết bản thân đang muốn điều gì?
Ví dụ bạn rất thoải mái khi vẽ, khi hát, khi nhảy,… Tất cả những điều này sẽ trả lời cho bạn về con người của mình. Không có gì xảy ra mà không có lý do của nó. Chỉ là hành động nhỏ cũng sẽ cho bạn kết quả về chính mình.
2.2. Hỏi bản thân các câu hỏi quan trọng
Khi bạn đặt những câu hỏi về bản thân mình, tự khắc thông tin sẽ truyền đến não bộ để phân tích và sẽ trả lại cho bạn những câu trả lời chuẩn xác nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải trả lời nhiều câu hỏi trong tương lai như:
- Hy vọng và ước mơ của bạn?
- Bạn sẽ ở đâu trong 10 hay 15 năm tới?
- Bạn sẽ sống 10 năm tiếp theo như thế nào?
- Hiện tại bạn sống như thế nào để có thể tạo dựng nên tương lai như mong muốn?
- Trong hiện tại và về lâu dài, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn?
- Bạn có thể làm gì để định hình nên vận mệnh cuộc đời mình?
Muốn trả lời những câu hỏi trên đòi hỏi chúng ta phải hiểu được bản thân mình và quản lý được bản thân mình. Boris Pasternak từng nói: “Chúng ta sinh ra để sống chứ không phải để chuẩn bị sống”. Do vậy, chúng ta cần phải biết mình là ai trong cuộc đời này.
Hiểu rõ bản thân không những giúp chúng ta kiểm soát những cảm xúc tiêu cực mà còn giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi hiểu rõ bản thân thì chúng ta mới có kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn.
+ Giá trị cốt lõi mà bạn mong muốn hướng tới?
Ví dụ bạn sống vì tình yêu thương dành cho người khác, hay sống vì muốn khám phá những điều mới lạ,… Nó sẽ thể hiện bạn là con người luôn có tình yêu thương hay là người luôn muốn có sự mới mẻ, không thích nhàm chán, lặp đi lặp lại.
+ Cuộc đời của bạn sẽ ra sao nếu bạn thất bại?
Nếu bạn là một người không ngại thất bại, chấp nhận mọi thử thách, phong ba, bão táp thì chúc mừng, bạn là một người rất mạnh mẽ, kiên cường và thành công chắc chắn sẽ đến với bạn. Nhưng nếu thất bại làm bạn yếu mềm thì cũng không hẳn bạn kém cỏi mà điều quan trọng bạn có quyết tâm để làm lại nó hay không. Té ngã dù đau nhưng khi quyết tâm đứng lên thì bạn sẽ rũ bỏ con người yếu nhược của mình sau lưng.
2.3. Cách đối nhân xử thế
+ Bạn là người hướng ngoại hay hướng nội?
Bạn có tự tin khi ở chốn đông người? Bạn thích làm khi có nhiều người hay muốn tự mình tìm tòi khám phá, không muốn người khác làm cùng mình. Tất cả những suy nghĩ hay hành động của bạn sẽ quyết định xem bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Những tính chất này nó cũng sẽ quy định con người bạn, môi trường và công việc thích hợp với bạn.
+ Bạn muốn trở thành một người như thế nào?
Bạn muốn trở thành người năng động, hoạt bát hay một người trầm tính, có những suy nghĩ sâu sắc, hiểu sâu, biết rộng. Tất cả những định hướng đó đều là con người thật sự mà bạn mong muốn. Bạn có thể lựa chọn ngược lại nhưng sẽ làm bạn cảm thấy áp lực, không vui khi không được làm chính mình. Hãy nhìn thẳng và tin vào những điều mà bản thân bạn cảm nhận.
Hãy dành ra một chút thời gian để tìm hiểu về bản thân trước đã, xác định được con người thật của bạn là ai? Nó sẽ tốt hơn nhiều để bạn có được một cuộc sống tự do khi được là chính mình mọi khoảnh khắc.
3. Cách để sở hữu những năng lực chúng ta mong muốn
Có rất nhiều phương phát để sở hữu những năng lực mà chúng ta muốn hướng tới. Ở đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 2 phương pháp hữu ích nhất để có được những năng lực, khả năng mà bạn muốn sở hữu.
Tuy nhiên trước khi bạn thực hiện các phương pháp này thì bạn đã phải xác định được mình muốn có những khả năng gì? Như năng lực giải quyết vấn đề, khả năng tính toán, khả năng ngoại ngữ,… Rồi mới áp dụng vào những phương pháp sau để có được kết quả chính xác nhất.
3.1. Lập kế hoạch chi tiết
Trước khi muốn làm điều gì bạn nên lập cho mình một kế hoạch rõ ràng và cụ thể nhất với quyết tâm cao độ và luôn kiên trì thực hiện nó hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và đo lường kết quả đạt được.
+ Lập một danh sách những việc phải làm
Bạn phải viết ra những việc cần phải làm. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và định hướng ra một vài kết quả để tạo cho mình sự quyết tâm thực hiện nó.
Ví dụ bạn muốn trở thành người nói tiếng Anh lưu loát. Vậy thì những việc bạn cần làm đó đặt ra mục tiêu học bao nhiêu từ vựng, bao nhiêu ngữ pháp và học nó trong bao lâu. Và so nó với mục tiêu cuối cùng của bạn đề ra là “giao tiếp lưu loát tiếng Anh trong 3 tháng”. Từ đó bạn đã có quy trình và động lực để thực hiện khả năng đó.
+ Hãy làm cam kết và bám sát thời gian (không được để sự trì hoãn cản trở bạn)
Bạn hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình. Đặt ra các chỉ tiêu và thời gian hoàn thành mục tiêu một cách rõ ràng.
Ví dụ bạn đặt mục tiêu 3 tháng phải kiếm được số tiền 30 triệu thì sau 3 tháng bạn phải làm được nó. Không cho phép mình chậm chễ, hay trì hoãn bởi bất kì lí do gì. Khi đó não bộ của bạn sẽ tác động đến các dây thần kinh giúp bạn làm việc hiệu quả nhất.
+ Không ngừng khao khát mục tiêu
Trong khi thực hiện mục tiêu hãy luôn nghĩ về nó hàng ngày, hằng đêm đến nỗi bị ám ảnh bởi nó, và phải nghĩ nếu tôi đạt được mục tiêu đó thì tôi sẽ sung sướng đến nhường nào. Kèm theo đó là liên tục cổ vũ, động viên chính mình rằng bạn sẽ làm được và chắc chắn làm được. Điều đó sẽ đánh vào tư duy và những tầng nhận thức sâu bên trong, khiến tư tưởng chúng ta thông suốt thì làm việc gì cũng như nước chảy mây trôi.
3.2. Hành động
Nếu lập kế hoạch nhằm mục đích thông suốt và ổn định tư tưởng cho bạn thì việc lựa chọn những hành động quan trọng để thực hiện trước là một cách làm theo quy luật 80/20.
+ Thực hiện từng bước nhỏ một
Khi muốn có một khả năng nào đó không phải cứ muốn là được hay làm một lần là được luôn. Bạn cần làm theo từng bước nhỏ một và nên làm trước những việc quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả. Nó sẽ là nền tảng để bạn tiến tới thành công.
+ Thể hiện sự tự chủ và kỷ luật
Đã đặt ra mục tiêu thì ta cần quyết tâm và tự chịu trách nhiệm với những điều đó. Như vậy sẽ làm cho ta cẩn thận hơn và xứng đáng với thành quả mình có được.
+ Luyện tập không ngừng
Khi làm bất cứ một việc gì, bạn cũng cần luyện tập, thử nghiệm nhiều lần. Càng nhiều, càng có kinh nghiệm và kỹ năng nhiều hơn. Đừng ngại thất bại hay sai lầm. Vì nó sẽ khiến bạn vững vàng và bền chí.
Khi thực hiện được ba hành động trên cộng với tư tưởng không bao giờ nản lòng và luôn luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào bản thân. Chắc chắn bạn sẽ có thể làm bất cứ điều gì mà mình muốn.
4. Những năng lực cần thiết để cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc
Có rất nhiều năng lực, khả năng khác nhau của con người nhưng nếu có được những năng lực này thì bạn sẽ có một cuộc sống vô cùng thành công, tươi đẹp và hạnh phúc.
+ Tự tin về bản thân mình
Sự tự tin vào bản thân mình sẽ luôn tạo cho bạn quyết tâm để thực hiện được những điều mà bạn muốn và luôn cảm thấy yêu thương bản thân. Chỉ khi bạn thật sự yêu thương chính mình, tin tưởng vào nó bạn mới cảm thấy hạnh phúc.
+ Hiểu rõ mình là ai
Tổng thống Pháp Charles De Gaulle đã nói: “Sẽ chẳng có điều gì vĩ đại được thực hiện nếu không có những con người vĩ đại, và con người chỉ vĩ đại khi họ quyết tâm trở nên vĩ đại”.
Những điều chúng ta có thể làm hay không thể làm, những điều khả thi hay không khả thi hiếm khi xuất phát từ khả năng thực sự của chúng ta. Nó liên quan nhiều đến niềm tin “Tôi là ai” hơn. Khi gặp một vấn đề mà bản thân “cảm thấy” rằng không thể làm được là chúng ta xây dựng “rào chắn” – nhân dạng hay hình ảnh hạn chế, yếu kém của bản thân.
Có nhiều cách để mô tả bản thân – thông qua trạng thái cảm xúc, nghề nghiệp, địa vị, thu thập, vai trò, hành vi, những vật sở hữu, tín ngưỡng, vẻ bề ngoài, quá khứ, thậm chí qua những gì mà chúng ta không phải thế.
Nhận dạng của bạn bè cũng có xu hướng ảnh hưởng đến chúng ta. Thường thì khi bạn tin họ là người như thế nào, đó cũng là sự phản ánh niềm tin của bạn về chính mình.
Khám phá ra bản thân là phải nhận dạng bản thân mình, xác định được “Tôi là ai”. Ngoài ra việc khám phá ra bản thân còn phải quản lý được bản thân mình. Việc quản lý bản thân phải theo sự tiến triển của nhận dạng bản thân và phải luôn luôn xác định lại bản thân trong một thế giới năng động và cởi mở ngày nay.
+ Cần biết yêu thương và chia sẻ
Bạn nên có sự cảm thông, có tình yêu thương với những người xung quanh. Cảm thông trước nỗi buồn của họ, chia sẻ với họ những buồn vui. Khi đó bạn sẽ trở thành một người luôn có yêu thương và được yêu thương. Vì sở dĩ con người chúng ta sống là để yêu thương lẫn nhau.
+ Luôn có sự quyết tâm
Làm bất cứ một việc gì bạn cũng cần có sự quyết tâm. Hãy quyết tâm cao nhất khi thực hiện nó, không bao giờ chán nản, bỏ cuộc. Nếu có được điều này bạn sẽ luôn thành công và hạnh phúc.
+ Có suy nghĩ tích cực, lạc quan
Khi gặp bất cứ khó khăn hay trở ngại thì bạn nên giữ cho mình những suy nghĩ tích cực, lạc quan để cho tâm hồn nhẹ bớt đi sự lo lắng. Rồi mọi chuyện cũng sẽ qua và nó sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn, vui tươi hơn.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những bí mật về sự khám phá bản thân mình. Hy vọng bạn có thể nhận ra và trang bị cho bản thân những khả năng cần thiết để trở thành một người thành công và hạnh phúc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nguồn: Umit
Leave a Reply