Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì? Không chỉ là câu hỏi của hàng ngàn bạn trẻ, mà thậm chí còn là nỗi “đau đầu” của rất nhiều người đang ở độ tuổi đi làm hiện nay. Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa THPT, đại học, nhưng không ít bạn trẻ định hướng nghề nghiệp cho bản thân bởi vì một trong các lý do như: ngành học có tên khá hot, cảm thấy “có vẻ hợp” với mình, chọn theo mong muốn của cha mẹ, theo số đông… Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục cho biết, việc chọn sai nghề sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho sinh viên về sau. Vậy hãy cùng CET “hóa giải” ngay sau đây nhé.
Tìm được gốc rễ để định hướng nghề nghiệp đúng
Trong lĩnh vực nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp là khi đáp ứng được các yếu tố sau: Sự đam mê, yêu thích; Thế mạnh; Cơ hội việc làm cao (Nhu cầu của xã hội cao); Ổn định; Lương cao; Môi trường làm việc tốt; Được cộng đồng đánh giá cao; Giá trị nghề nghiệp.
Trước hết, nếu công việc có thể đáp ứng cho bạn về cơ hội việc làm, ổn định, lương trả xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, môi trường làm việc tốt, được cộng đồng đánh giá và giá trị nghề nghiệp cao… sẽ khiến 8 tiếng làm việc của bạn trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hứng khởi hơn rất nhiều. Đặc biệt, nếu đó lại là một công việc có nhu cầu việc làm rộng mở thì đó sẽ là một nghề lý tưởng và phù hợp với bạn.
Song, trước khi có được những yếu tố này, bạn cần chắc chắn xác định được: Sở thích, tính cách, thế mạnh. Do đó, trước khi trả lời câu hỏi mình nên học nghề nào thì bạn hãy đến với 3 bước chọn nghề phù hợp nhất dưới đây.
3 bước để chọn nghề nghiệp phù hợp nhất
1. Tìm được sở thích và đam mê của bản thân
Đầu tiên, để định hướng một nghề lý tưởng, bạn hãy đặt yếu tố sở thích và đam mê lên hàng đầu. Bởi sở thích và niềm đam mê là sợi dây gắn kết giúp con người theo đuổi bất cứ ngành nghề nào tới cùng cho tới khi đạt được thành công nhất định.
Steve Jobs có một câu nói rất nổi tiếng: “Cách duy nhất để bạn đạt được đến thành công tột độ là yêu thích những gì bạn làm”. Và trên thực tế đã chứng minh, những người thành công nhất đa phần đều là những người làm những gì họ đam mê. Nhưng sẽ thật tệ nếu bạn chọn sai ngành. Điều đó ảnh hưởng không chỉ tới thái độ học tập mà còn ảnh hưởng tới hướng đi nghề nghiệp sau này của bạn.
Bạn tìm thấy đam mê bằng cách: Làm các bài trắc nghiệm tính cách, nghề nghiệp; liệt kê những hoạt động, giao lưu hay các chương trình mà bản thân đã tham gia, xem mình thích điều gì và vì sao lại thích? Qua đó, bạn sẽ phần nào xác định được đam mê của bản thân.
2. Hiểu rõ tính cách của bản thân
Sở thích, đam mê được hình thành một phần bởi tính cách, hiểu rõ tính cách của bản thân như thế nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Không có tính cách nào là đúng và tính cách nào là sai. Chỉ là tính cách đó sẽ phù hợp với ngành nghề nào, lĩnh vực nào mà thôi. Như vậy, khi bạn hiểu rõ được tính cách của bản thân, sở thích và đam mê, bạn sẽ biết cách để xây dựng nên nền móng nghề nghiệp vững chắc ngay từ rất sớm.
3. Thế mạnh của bạn là gì?
Câu hỏi này thể hiện năng lực của bạn ở một ngành nghề nhất định. Năng lực ở đây không có nghĩa là trình độ học vấn, mà năng lực ở đây nghĩa là mỗi người đều có một sở trường riêng. Có người giỏi tính toán, số liệu, nhưng có người lại giỏi nghệ thuật. Có người khả năng giao tiếp tốt nên có tài ngoại giao, nhưng có người lại trầm tính nên giỏi ở các nghề không quá “ồn ào”.
Bạn tìm kiếm thế mạnh bằng cách: Bạn có thể làm các bài kiểm tra trắc nghiệm năng lực, tham khảo các loại ngành nghề khác nhau trên các trang tuyển dụng, liệt kê thật nhiều lĩnh vực mà bản thân cảm thấy bản thân phù hợp nhất theo mức độ: rất phù hợp, khá hợp, không hợp nhưng có thể làm được. Sau đó, bạn lại tiếp tục lọc cho tới khi còn khoảng 5 – 10 ngành nghề và cuối cùng là 1 công việc phù hợp và bản thân thích làm nhất.
Có những lưu ý nào trong quá trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp hay không?
Các chuyên gia cũng cho rằng bạn cần có thêm những “câu hỏi ngược” dành cho bản thân như sau để lựa chọn chính xác nhất:
– Nghề cuối cùng mà bạn chọn có ảnh hưởng từ sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân hoặc thầy cô hay không? Nếu có ảnh hưởng thì đây có phải là điều bạn muốn không?
– Đây là ngành “hot” nhất, có tỷ lệ chọi cao hay số đông bạn bè của bạn đều chọn?
– Có phải bạn đã chọn ngành với tên gọi “hot” nhất hay không?
Nếu lựa chọn của bạn không có sự ảnh hưởng từ những yếu tố này thì bạn đã có thể yên tâm hơn đăng ký theo đuổi đam mê của mình rồi.
Có thể bạn quan tâm: Website kiểm tra chính tả miễn phí
Nguồn: Ambar Ngọc – cet.edu.vn
Leave a Reply