Sự nghiệp của bạn có ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn. 8 tiếng là một khoảng thời gian rất dài trong mỗi ngày của bạn, vì thể có một sự nghiệp phù hợp và cảm thấy hạnh phúc là vô cùng quan trọng trong suốt vài chục năm tới của bạn. Bài viết cung cấp cho bạn những câu hỏi và phương pháp nhằm khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
10 câu hỏi tự hỏi bản thân khi chọn nghề nghiệp
1. Niềm yêu thích của bạn là gì?
3. Tài năng và thế mạnh của tôi là gì?
4. Những đặc điểm tính cách của bạn, bạn là người thế nào?
5. Những điều giá trị với bạn?
6. Tôi cần được đào tạo hoặc học tập những gì?
7. Nhu cầu thị trường thế nào đối với các nghề nghiệp đang nằm trong danh sách lựa chọn của bạn?
8. Bạn mong muốn mức thu nhập hàng tháng của mình là bao nhiêu?
9. Bạn muốn sống ở nơi như thế nào?
10. Tại sao bạn muốn theo đuổi nghề này?
3 câu hỏi để hỏi gia đình và bạn bè nếu bạn cảm thấy bế tắc
Các lý do tại sao nói chuyện với gia đình có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn:
Họ biết rõ bạn nhất sau bản thân bạn
Họ là một nguồn tra cứu dành cho bạn.
3 câu hỏi mà bạn có thể nhận lại được câu trả lời nhiều giá trị hơn bạn nghĩ
1. Liệt kê những điểm mạnh của bạn (Strengths)
2. Xem xét các điểm yếu của bạn (Weaknesses)
3. Xác định và không bỏ sót bất kỳ cơ hội nào (Opportunities)
4. Rà soát mọi mối đe dọa tiềm ẩn (Threats)
5. Đưa ra quyết định sáng suốt
10 câu hỏi tự hỏi bản thân khi chọn nghề nghiệp
Trước khi bạn quyết định theo đuổi nghề nghiệp nào, hãy cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn của bạn và tự hỏi bản thân 10 câu hỏi sau:
1. Niềm yêu thích của bạn là gì?
Những hoạt động bạn thích làm trong thời gian rảnh rỗi có thể cho bạn cái nhìn sâu sắc về những nghề nghiệp sẽ khiến bạn hài lòng, mãn nguyện và vui vẻ. Để tìm ra niềm yêu thích của bạn, hãy tự hỏi:
- Tôi bị thu hút bởi điều gì?
- Tôi thích dành thời gian trong nhà hay ngoài trời?
- Tôi có thích làm việc với con người, động vật, dữ liệu hoặc điều gì khác cụ thể?
- Tôi sẽ cảm thấy nhớ điều gì, hoạt động gì nếu không được tiếp tục làm chúng nữa?
2. Kỹ năng của bạn là gì?
Ngay bây giờ, bạn đang sở hữu những kỹ năng có thể giúp bạn thành công trong tương lai. Hãy nghĩ về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của bạn.
- Kỹ năng cứng – những kỹ năng bạn có được thông qua học tập, chẳng hạn như lập trình máy tính hoặc thiết kế.
- Kỹ năng mềm – con người và kỹ năng sống mà bạn sở hữu, bao gồm làm việc nhóm và quản lý thời gian.
3. Tài năng và thế mạnh của tôi là gì?
Ngay từ khi còn nhỏ, bạn đã thể hiện tài năng và thế mạnh khiến bạn trở nên khác biệt hay thậm chí nó nổi bật so với tất cả những điều, những khả năng khác mà bạn đã thử, và có thể giúp bạn thành công.
Nếu bạn không biết tài năng và điểm mạnh của mình, hãy lập danh sách mọi thứ bạn giỏi làm, những điều mà bạn cảm thấy tự tin về bản thân mình.
Các thành viên trong gia đình, bạn bè, giáo viên, người thân và của bạn có thể giúp bạn lập danh sách này để sử dụng nó thu hẹp phạm vi các nghề nghiệp tiềm năng để biết rõ ràng hơn nghề nghiệp phù hợp với bạn.
4. Những đặc điểm tính cách của bạn, bạn là người thế nào?
Tính cách của bạn là cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Nó có thể là một phần quan trọng trong sự nghiệp của bạn, vì vậy hãy xem xét một số khía cạnh trong tính cách của bạn khi bạn nghĩ về tương lai của mình.
- Bạn là một dẫn dắt hay hỗ trợ?
- Bạn thích làm việc một mình hay theo nhóm?
- Bạn thích hợp tác hay cạnh tranh với những người khác?
- Bạn thích giúp đỡ người khác hay thích trao quyền cho họ tự làm?
- Bạn là thích các lý thuyết và suy nghĩ các ý tưởng hay bạn là một người thiên về các hoạt động thực hiện?
- Bạn là một người sáng tạo và nghệ thuật hay bạn phát triển mạnh với các nguyên tắc và thói quen lập sẵn?
5. Những điều giá trị với bạn?
Mọi người đều có những giá trị hoặc những điều quan trọng đối với họ, chẳng hạn như an ninh tài chính, công bằng xã hội hoặc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những giá trị này có thể giúp bạn quyết định tính chất và môi trường của nghề nghiệp để theo đuổi. Ví dụ ở đây, hãy xem xét một nghề nghiệp có thu nhập cao nếu bạn coi trọng sự an toàn tài chính và cân nhắc một công việc hành chính nếu bạn muốn đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
6. Tôi cần được đào tạo hoặc học tập những gì?
Một số nghề nghiệp yêu cầu học vấn nâng cao và đầu tư nhiều ngân sách. Ví dụ: bạn có thể cần 8 đến 12 năm đào tạo để trở thành bác sĩ, nhưng bạn có thể lấy bằng cử nhân quản lý khách sạn trong 4 năm. Hãy nghĩ về thời gian và tiền bạc cần thiết để theo đuổi sự nghiệp khi bạn đưa ra quyết định của mình.
7. Nhu cầu thị trường thế nào đối với các nghề nghiệp đang nằm trong danh sách lựa chọn của bạn?
Theo Eurostat, 21,4 triệu người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân và bán hàng, hai nghề nghiệp phổ biến nhất ở Châu u. Mặc dù bạn không nhất thiết phải làm việc ở một trong những nghề phổ biến này, nhưng bạn nên xem xét nhu cầu của thị trường đối với của công việc tiềm năng trong lĩnh vực nghề nghiệp tương lai của bạn.
Nếu bạn chọn một nghề nghiệp mà ở thời điểm hiện tại và tương lai gần không có nhu cầu trong thị trường thì bạn sẽ không thể nào làm công việc này được. Xem xét khả năng của thị trường là một biến số cần đặt vào để lựa ra những công việc trong danh sách các nghề nghiệp tiềm năng mà bạn quan tâm
8. Bạn mong muốn mức thu nhập hàng tháng của mình là bao nhiêu?
Các nghề nghiệp khác nhau cung cấp cho bạn các mức thu nhập khác nhau. Mặc dù tiền lương không phải là yếu tố chính trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng tiền lương của bạn có thể đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng cuộc sống và nơi bạn sống. Cân nhắc khả năng kiếm tiền khi bạn đưa ra quyết định.
9. Bạn muốn sống ở nơi như thế nào?
Một số công việc bạn có thể làm ở bất cứ đâu trong khi có một số công việc khác chỉ có thể được thực hiện ở một số khu vực nhất định.
Ví dụ: Nếu bạn đam mê với việc sản xuất, chế tạo một chiếc máy bay thì bạn khó có thể hành nghề ở Việt Nam, vì hiện tại đất nước vận hành máy bay, chứ chưa có nhu cầu và nguồn lực để sản xuất máy bay.
Câu hỏi tiếp theo đặt ra là bạn có sẵn sàng sinh sống ở một đất nước khác, để theo đuổi sự nghiệp này không, nơi đó có đảm bảo cung cấp cho bạn những điều kiện sống mà bạn cần.
10. Tại sao bạn muốn theo đuổi nghề này?
Luôn tự hỏi bản thân tại sao bạn muốn theo đuổi một nghề nghiệp nhất định khi bạn đánh giá lựa chọn nào phù hợp với mình nếu bạn đã có một danh sách các nghề nghiệp. Đừng để ý kiến hoặc kỳ vọng của người khác làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Cuối cùng, sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn hoàn toàn thuộc về bạn.
Nếu bạn vẫn quanh quẩn đâu đó từ câu hỏi số 1 đến số 6 thì đã đến lúc bạn đến với mục tiếp theo giúp bạn nhìn thấu mình qua những “chiếc gương hoạt động bằng cơm”. Phải! Đó chính là gia đình, người thân và bạn bè của bạn.
3 câu hỏi để hỏi gia đình và bạn bè nếu bạn cảm thấy bế tắc
Nếu bạn đang suy nghĩ về một sự thay đổi nghề nghiệp hoặc thực hiện bước tiếp theo của mình, bạn có thể cảm thấy rất nhiều điều cần phải cân nhắc
Tìm ra những gì bạn muốn làm và cách bạn có thể biến nó thành hiện thực có thể là một thách thức thực sự, đặc biệt nếu bạn đang nghi ngờ bản thân. Nhưng chia sẻ quá trình này với những người khác có thể giúp bạn tìm ra con đường phía trước.
Bạn bè hoặc gia đình có thể là nguồn thông tin, lời khuyên và động lực tuyệt vời khi muốn thay đổi nghề nghiệp. Trên thực tế, họ có thể đã nhận ra bạn cần thay đổi sự nghiệp của mình trước khi bạn nhận ra.
Nhiều người trong chúng ta là những nhà phê bình khắt khe và tiêu cực hóa của chính bản thân mình. Tiếng nói nội tâm tiêu cực đó có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi nói đến sự nghiệp của bản thân và khiến bạn lâm vào hoang mang lo lắng và mù mờ về những quyết định của bản thân.
Các lý do tại sao nói chuyện với gia đình có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn:
Họ biết rõ bạn nhất sau bản thân bạn
Sử dụng gia đình và bạn bè của bạn như một hội đồng để nói về ý tưởng của bạn vì họ hiểu rõ những gì bạn đam mê và có thể giúp bạn mở khóa những lựa chọn mà bạn chưa từng xem xét.
Họ là một nguồn tra cứu dành cho bạn.
Gia đình và bạn bè là mạng lưới được bạn đầu tư nhiều nhất và có thể được kết nối nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Bạn có nhờ họ để có được các thông tin thực tế và đa dạng. Ai biết được, network của người thân bạn sẽ mang đến cho bạn những cơ hội bạn không thể ngờ, hoặc ít nhất là một cuộc trò chuyện với một người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
Họ sẽ giúp bạn có động lực
Gia đình và bạn bè của bạn sẽ ở đó để bạn nói ra bất kỳ nỗi sợ hãi nào mà bạn có thể có về tiền bạc, thời gian hoặc sự ổn định mà không mắc phải những thành kiến phán xét. Họ cũng có khả năng giúp bạn luôn có động lực thông qua các mức cao và mức thấp mà không đòi hỏi bất cứ điều gì ở bạn
Dưới đây là những câu hỏi có thể gỡ rối cho bạn, giúp bạn nhìn thấy bản thân mình từ góc nhìn khác quan của những người thân đáng tin cậy của mình.
3 câu hỏi mà bạn có thể nhận lại được câu trả lời nhiều giá trị hơn bạn nghĩ
- Trong mắt họ bạn giỏi về điều gì, bạn làm tốt điều gì?
- Khi bạn làm gì mà họ thấy bạn hạnh phúc nhất?
- Họ cảm thấy bạn phấn khởi nhất khi làm gì?
Những người bắt đầu cuộc trò chuyện này giúp khám phá bạn là ai từ quan điểm dựa trên điểm mạnh. Các câu hỏi này được đặt ra để tập trung vào hành vi, đặc điểm, kỹ năng và thái độ thay vì chức danh công việc hoặc vai trò cụ thể trong ngành.
Tất nhiên, đây cũng là những câu hỏi tuyệt vời để tự hỏi bản thân, tuy nhiên, gia đình và bạn bè của thường có những hiểu biết mới mẻ trái ngược với chúng ta và thường sẽ rất vui và thoải mái khi họ được chia sẻ suy nghĩ của họ với bạn và bạn cũng vậy.
Khi bạn đã lấy lại cảm giác thoải mái và có góc nhìn tích cực hơn thì đây là lúc thích hợp để nghiêm túc áp dụng một phương pháp khoa học phổ biến để tìm ra bạn thân mình một cách cụ thể để ghép vào một công việc trong tương lai của bạn. Trong đó, chúng tôi đề cử Phương pháp Phân tích SWOT cá nhân.
Phân tích SWOT
Thực hiện theo năm bước sau để tạo phân tích SWOT cá nhân kỹ lưỡng cho nhiều tình huống chuyên nghiệp:
1. Liệt kê những điểm mạnh của bạn (Strengths)
Điểm mạnh là kỹ năng, khả năng và trình độ của bạn. Bạn cũng có thể bao gồm kinh nghiệm làm việc, học vấn, các bằng cấp bổ sung và các chứng chỉ.
Nếu bạn đang tạo phân tích SWOT cá nhân trong khi tìm kiếm việc làm, hãy xem xét bất kỳ điểm mạnh bổ sung nào, chẳng hạn như khả năng linh hoạt trong các vai trò công việc hoặc các mối quan hệ chất lượng trong công việc của bạn.
Liệt kê các điểm mạnh của bạn có thể giúp bạn tạo một CV và Cover Letter có bao gồm các bằng cấp phù hợp nhất.
2. Xem xét các điểm yếu của bạn (Weaknesses)
Điều quan trọng là phải trung thực khi tạo danh sách các điểm yếu của bạn. Bất kỳ điều gì bạn có thể cải thiện sẽ là điểm yếu, chẳng hạn như cần thêm kinh nghiệm cho một công việc tiềm năng. Ví dụ: Những điểm yếu khác có thể bao gồm hạn chế về số giờ làm việc hạn chế nếu bạn vẫn còn đi học.
Xem xét điểm yếu của bạn sẽ giúp bạn hiểu nơi bạn có thể học thêm, điều chỉnh lịch trình hoặc thay đổi.
3. Xác định và không bỏ sót bất kỳ cơ hội nào (Opportunities)
Cơ hội là những yếu tố bên ngoài có thể cải thiện tình hình của bạn. Khi tạo danh sách các cơ hội, hãy xem xét các nguồn lực, xu hướng thị trường và bất kỳ điều gì khác có thể hỗ trợ bạn.
Ví dụ: Bạn muốn trở thành giáo viên. Các nhà phân tích dự đoán rằng nhu cầu về giáo viên sẽ tăng 12% trong 10 năm tới. Nhiều trường hoàn trả học phí nếu bạn tham gia các khóa học liên quan đến chuyên môn giảng dạy của mình và có các lựa chọn thăng tiến nghề nghiệp, chẳng hạn như trở thành trưởng bộ môn, khoa. Hai yếu tố này sẽ được coi là cơ hội.
4. Rà soát mọi mối đe dọa tiềm ẩn (Threats)
Khi lập danh sách các mối đe dọa, hãy xem xét các yếu tố bên ngoài khiến bạn gặp bất lợi. Các mối đe dọa có thể bao gồm một thị trường việc làm nhỏ, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc các hạn chế mới của ngành.
Hiểu được các mối đe dọa tiềm ẩn có thể giúp bạn hình thành các kế hoạch để giảm thiểu rủi ro hoặc biến nó thành cơ hội.
Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của bạn là sở hữu một doanh nghiệp thiết kế nội thất. Một trường đại học địa phương gần bạn đã bắt đầu đào tạo và cấp Bằng Cử nhân về Thiết kế nội thất, nghĩa là bạn có thể có một số đối thủ tiềm năng có trình độ học vấn ngang và cao hơn bạn. Để hạn chế mối đe dọa này, bạn cần đăng ký các lớp học thêm chuyên sâu để lấy các bằng cao hơn và chuyên sâu hơn.
5. Đưa ra quyết định sáng suốt
Khi xem xét danh sách của bạn, hãy xác định xem điểm mạnh và cơ hội có lớn hơn điểm yếu và mối đe dọa hay không. Nếu bạn thấy có nhiều khía cạnh tiêu cực hơn, hãy xem xét cách bạn có thể cải thiện tình hình của mình trước khi tiến hành đưa ra một quyết định nghề nghiệp cho bản thân.
Kết luận
Mong rằng qua bài viết này bạn đã có tất cả câu trả lời mình cần và khám phá bản thân để chọn nghề nghiệp phù hợp. Vậy bạn đã thực sự sẵn sàng cho các bước tiếp theo trên hành trình sự nghiệp của mình chưa. Đón đọc các nội dung tiếp theo nhé!
Nguồn: GrowUpWork
Leave a Reply