CÁC BƯỚC TỰ KHAI PHÁ BẢN THÂN

Sau đây là 7 bước tự khám phá bản thân giúp các bạn có thể khám phá hết tiềm năng của bản thân một cách hiệu quả

Bước đầu tiên, thay vì hỏi “Làm thế nào để thực sự nhận thức bản thân?” ngay thì hãy hỏi “Vì sao cần phải khai phá bản thân?” trước nhé. 

Một trong những hệ quả ý nghĩa nhất của việc thấu hiểu bản thân là tăng trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Khi bạn thông minh hơn về mặt cảm xúc, bạn có thể xác định và quản lý chúng tốt hơn khi chúng xuất hiện, không kìm nén và cũng không bỏ lỡ thông điệp nó muốn gửi gắm.

Khi có trí thông minh cảm xúc cao, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin và hài lòng hơn với con người thực của mình, từ đó tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thiện bản thân nhiều hơn là so sánh với người khác. Đồng thời, mức độ thành công trong công việc cũng sẽ được nâng cao. Các nghiên cứu tâm lý gần đây chỉ ra rằng nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu có cả hai đặc điểm này và điều đó đóng vai trò quan trọng trong những thành tựu liên tục của họ.

Vì vậy, việc thấu hiểu bản thân sẽ làm tăng cơ hội thăng tiến trong công việc và có được những mối quan hệ thân thiết hơn. Một khi có được một thái độ cởi mở, tò mò, bạn sẽ thấy quá trình khám phá bản thân thú vị. Dưới đây là bảy trong số những cách tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu một loạt các khía cạnh của bản thân, cùng với một số lợi ích nổi bật nhất bạn có thể mong đợi để đạt được từ mỗi bước.

1. NHẬN BIẾT BẢN SẮC CÁ NHÂN CỦA BẠN

Đầu tiên, hãy bắt tay vào việc hiểu tính cách cốt lõi của bạn. Đây là điều bạn có thể làm bằng cách phản tư, nhưng ghi chú và viết danh sách có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thông tin bạn có.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

  • 5 đặc điểm/tính cách nào mình tự hào về bản thân?
  • 5 điều mà người thân, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết sẽ mô tả về mình?
  • Mình thường đóng vai trò gì trong các nhóm bạn?
  • Một người lạ sẽ đánh giá “sơ khai” về mình như thế nào?
  • Mình muốn mọi người nhìn nhận mình như thế nào?

Ngoài ra, hãy suy nghĩ về những quyết định quan trọng mà bạn đã đưa ra trong cuộc sống, cả hài lòng và đáng tiếc.

Tại sao bạn đưa ra những lựa chọn này? Quyết định nào cho thấy rõ con người bạn nhất? Có quyết định nào được thực hiện dưới áp lực từ những người khác không?

Nhìn lại quá khứ sẽ đem lại cơ hội định hình bạn trong tương lai, giúp cho những trải nghiệm đầu đời thêm phần sâu sắc. Thông thường, những gì chúng ta trải qua thuở nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thiên hướng, sở thích và nhu cầu ở tương lai.

2. NHẬN BIẾT GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA BẠN

Điều quan trọng là không chỉ nghĩ về đặc điểm của bạn mà còn về các giá trị đi kèm với những đặc điểm đó, và biến nó thành đặc trưng riêng của bạn. Nói cách khác, điều gì quan trọng với bạn nhất?

UNESCO đã công bố 12 giá tị sống phổ quát toàn thế giới, và bạn nên chọn ra 3 tiêu chí mà bản thân thấy cần thiết và phù hợp nhất. Đây sẽ là những cam kết đạo đức mà bạn sẽ theo đuổi. 

Giá trị cốt lõi tức là những điều mình chọn để xây dựng lên con người bên trong của mình, là kim chỉ nam định hình cách mình sống, đối nhân xử thể và ra quyết định, xác định được giá trị sống của bản thân sẽ giúp mình kỷ luật hơn, kiên định hơn và vững vàng từ bên trong. Chính vì thế, không ai có thể chỉ dẫn chi tiết bạn phải làm gì hay bạn phải chọn điều gì làm giá trị cốt lõi của mình. Chỉ có bạn mới là người quyết định điều đó bằng những cách mình muốn, như đi trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau,…

3. LẮNG NGHE CƠ THỂ BẠN

Người xưa có câu: “có thực mới vực được đạo”, tạm hiểu là có thể lực và sức khỏe tốt mới tiếp thu kiến thức hoàn chỉnh được. Điều đó khẳng định tầm quan trọng không thể bỏ qua của việc đảm bảo một sức khỏe tốt, từ đó dẫn đến một tinh thần minh mẫn. 

Hãy bắt đầu lắng nghe cơ thể bạn một cách chú tâm hơn. Bạn chưa cần phải tìm đến bác sĩ nếu nhận thấy mình có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, giờ giấc sinh hoạt và làm việc của bản thân. Ví dụ bạn có thể để ý rằng mặt mình có nhiều mụn hơn thì rất có thể đó là dấu hiệu của việc nóng trong, bạn cần uống nhiều nước hơn và tránh những đồ ăn cay nóng như ớt, mì tôm. 

Bên cạnh việc nhìn nhận khả năng thể chất của bạn, hãy cởi mở để thử những điều mới và xem chúng có phù hợp với cơ thể bạn không. Trong khi đó, thực hành thiền chánh niệm (chẳng hạn như các bài tập quét cơ thể) để cho phép bản thân cảm thấy đồng điệu hơn với hơi thở và chuyển động của bạn. 

Còn nữa, một điều tối quan trọng khi lắng nghe cơ thể chính là việc hạn chế “tiếng nói so sánh” cơ thể bạn với những hình mẫu trên mạng xã hội. Bạn có thể tránh việc đó bằng cách nghĩ về những điều tốt đẹp và riêng biệt của cơ thể mình, tốt nhất là làm cho mình bận rộn để tránh suy nghĩ đến những điều tiêu cực.

Có một thể lực tốt bao bọc tâm hồn thì chắc chắn tinh thần ấy sẽ trở nên tươi đẹp hơn nhiều. 

4. VIẾT NHẬT KÝ

Chúng ta đã nói rất nhiều về việc lập các danh sách và ghi chú khác nhau, nhưng thói quen viết nhật ký cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận ​​thức bản thân. Nếu bạn viết nhật ký mỗi ngày, sự tự nhận thức sẽ trở thành điều vốn có trong cuộc sống của bạn. 

Bạn không cần phải có hẳn một trang web riêng thì mới có thể viết nhật ký. Hãy bắt đầu bằng cách viết ra 3 điều mình thấy biết ơn, 3 điều cần cải thiện mỗi ngày. Bạn có thể viết nhật ký về những gì bạn ăn, những gì bạn thấy, những gì bạn mơ ước hoặc những gì bạn nghĩ. Bạn cũng có thể vẽ thay vì viết, hoặc tạo ảnh ghép. Song bước quan trọng nhất không chỉ nằm lại trên những trang nhật ký. Từ chính những điều bạn viết ra, hãy cố gắng ghi ra bên cạnh những việc bạn cần làm để duy trì những điều mình đang được tận hưởng ấy hoặc để thúc đẩy quá trình đạt thành công của bản thân nhanh hơn. 

Nếu bạn không chắc chắn phong cách nào phù hợp với mình, hãy xen kẽ trong suốt một tuần và xem xét các phương pháp pha trộn. Miễn là bạn có thể phản tư mỗi ngày, bạn sẽ hướng tới sự nhận biết bản thân lớn hơn theo một cách nào đó.

5. XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA BẠN

Làm quen với bản thân là tất cả những việc nhằm để phát triển một bức tranh thực sự về con người bạn, bao gồm cả những phần bạn tự hào và những phần mà bạn phải đấu tranh theo thời gian. Bắt đầu với điểm mạnh trước. Hãy suy nghĩ về những gì bản thân mình có hứng thú, điều gì bạn có thể dành nhiều thời gian làm mà không thấy mệt, hoặc những đặc điểm nào của bản thân luôn đem lại  những phản hồi tích cực nhất. 

Khi nói đến việc xác định điểm yếu, hãy xem xét những điểm chung trong thất bại bạn đã trải qua. Ngoài ra, hãy xem xét liệu bạn có thường được nhắc nhở về một khía cạnh nào đó không. Ví dụ, nếu sếp của bạn thường xuyên nhấn mạnh rằng bạn không lên tiếng trong các cuộc họp, thì nó có thể cho thấy điểm yếu tiềm ẩn là sự thiếu tự tin .

6. CÓ TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CHO CUỘC SỐNG 

Trong khi suy nghĩ về quá khứ là điều quan trọng để tìm hiểu bản thân, thì việc lên kế hoạch cho tương lai cũng quan trọng không kém. Thay vì chỉ lướt qua cuộc sống và phản ứng lại với hành vi của người khác, hãy tự hỏi bản thân bạn xem sứ mệnh cuộc đời bạn là gì.

Những loại di sản nào mà bạn muốn để lại sau khi biến mất khỏi thế gian này? Bạn thấy bản thân mình ở đâu trong 2 năm, trong 10 hay 20 năm tới?

Hãy nhớ rằng nhiệm vụ của một cuộc sống không cần phải là một cái gì đó kịch tính như thể thay đổi cả thế giới. Hãy nghĩ về những trải nghiệm khiến bạn cảm thấy chân thực, hào hứng và đam mê. Cùng với đó, hãy suy nghĩ về cách sứ mệnh này có thể giúp đỡ người khác, ngay cả ở quy mô nhỏ.

Cũng cần lưu ý rằng bạn có thể có nhiều sứ mệnh khác nhau. Ví dụ, bạn có thể có mục tiêu trở thành một người cha/mẹ đáng tự hào của con cái, đồng thời có một nhiệm vụ riêng liên quan đến sự nghiệp của bạn.

7. KIỂM SOÁT NHỮNG SUY NGHĨ NGẪU NHIÊN

Cuối cùng, nhiều người trong chúng ta có xu hướng trải qua những suy nghĩ tự động mà hầu hết là bi quan, tự làm suy yếu và phi lý. Nếu bạn không biết rõ về bản thân mình, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận những suy nghĩ này. Sau đó, bạn có thể trải qua tâm trạng chán nản cảm thấy tồi tệ về bản thân.

Ngược lại, khi bạn có mức độ tự nhận thức cao hơn, bạn có thể nắm bắt được suy nghĩ ngẫu hứng này, chuyển hướng tâm trí của bạn đến những suy nghĩ thực tế hơn.

Bất cứ khi nào bạn nhận thấy mình nhụt chí, đưa ra những giả định tiêu cực về giá trị của bạn hoặc coi thường yếu tố tích cực, hãy hít thở, kiểm soát và đào sâu những suy nghĩ này.

Hành trình sống, suy cùng cùng, rất có thể là hành trình đi tìm cái “tôi” và khai phá tiềm năng bản thân. Đó sẽ là một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Nhưng đây là cuộc đời của chính tôi, của chính bạn. Vậy thì bạn sẽ chọn sự “an nhàn” sống “buông thả theo dòng đời” hay bạn sẽ cố gắng hết sức, “làm tới luôn” và trưởng thành trên con đường của bản thân dù phải trải qua khó khăn vô cùng?


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *